WordPress là một CMS đa dụng. Nó được tích hợp vô vàn các tính năng khác nhau, trong đó, nhiều tính năng chẳng bao giờ người dùng thực sự cần tới. Nếu bạn đang cảm thấy website của mình quá cồng kềnh và muốn tìm cách để tinh giản nó thì bài viết này là dành cho bạn. Với sự trợ giúp của một plugin rất mới tên là Unbloater, việc tinh giản WordPress sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hãy cùng WP Căn bản dành ít phút để cùng tìm hiểu cách sử dụng nhé.
Hướng dẫn tinh giản WordPress một cách hiệu quả, giúp website của bạn nhẹ hơn.

WordPress là một CMS đa dụng. Nó được tích hợp vô vàn các tính năng khác nhau, trong đó, nhiều tính năng chẳng bao giờ người dùng thực sự cần tới. Nếu bạn đang cảm thấy website của mình quá cồng kềnh và muốn tìm cách để tinh giản nó thì bài viết này là dành cho bạn. Với sự trợ giúp của một plugin rất mới tên là Unbloater, việc tinh giản WordPress sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hãy cùng WP Căn bản dành ít phút để cùng tìm hiểu cách sử dụng nhé.
Tham khảo thêm:
Các tính năng chính của plugin Unbloater
Tính đến thời điểm hiện tại, Unbloater đã được trang bị hơn 35 tính năng khác nhau, hỗ trợ tối ưu cho WordPress Core và một số plugin của bên thứ ba:
WordPress Core (Back-end)
- Ẩn thông báo cập nhật cho những người dùng không phải là quản trị viên
- Tắt tính năng tự động cập nhật WordPress
- Tắt tính năng tự động cập nhật theme
- Tắt tính năng tự động cập nhật plugin
- Tắt tính năng chỉnh sửa file theme và plugin trong WordPress Dashboard
- Giới hạn số bản lưu sửa đổi của bài viết (xuống 5 bản cho mỗi bài)
- Vô hiệu hóa mật khẩu ứng dụng
- Chỉ cho phép tạo mật khẩu ứng dụng đối với người dùng là quản trị viên
- Vô hiệu hóa XML-RPC API
- Loại bỏ icon “W” của WordPress trên Admin Bar
- Loại bỏ credit link của WordPress ở footer (Thank you for creating with WordPress)
WordPress Core (Front-end)
- Loại bỏ Generator Tag
- Loại bỏ chuỗi truy vấn phiên bản của các file CSS và JS
- Loại bỏ WLW Manifest Link
- Loại bỏ RSD Link
- Loại bỏ Short Link
- Loại bỏ Feed Link
- Loại bỏ Feed Generator Tag
- Loại bỏ DNS Prefetch của s.w.org
- Loại bỏ CSS và JS của Emoji
- Chỉ tải comment script trên những trang có bật tính năng bình luận
- Loại bỏ inline CSS của widget bình luận mới nhất (thường chỉ sử dụng trên các theme đời cũ)
- Loại bỏ trường URL trong khung bình luận
- Giảm tần suất hoạt động của Heartbeat (từ 15 giây thành 60 giây)
- Loại bỏ favicon “W” mặc định của WordPress, những favicon do bạn upload vẫn hoạt động bình thường.
- Thay thế tiêu đề mặc định của WordPress (trong trang đăng nhập) thành tiêu đề website của bạn
- Thay thế logo mặc định của WordPress (trong trang đăng nhập) thành logo website của bạn
Block Editor/ Gutenberg
- Vô hiệu hóa Block Directory
- Loại bỏ Core Block Patterns
- Vô hiệu hóa Template Editor
Các plugin của bên thứ ba
- Advanced Custom Fields: loại bỏ giao diện quản trị (trong trường hợp bạn chỉ quản lý các trường thông qua code)
- Autoptimize: loại bỏ icon trên Admin Bar
- Autoptimize: loại bỏ thông báo tối ưu hóa hình ảnh
- Rank Math: loại bỏ icon của Rank Math trên Admin Bar
- Rank Math: loại bỏ comment của Rank Math trong header (của mã nguồn HTML) và footer (trong Admin)
- Rank Math: loại bỏ thông tin của Rank Math trong XML Sitemap
- Rank Math: loại bỏ Rank Math class khỏi các front-end link
- SearchWP: loại bỏ widget thống kê
- SearchWP: loại bỏ link thống kê
- SearchWP: loại bỏ icon trên Admin Bar
- The SEO Framework: xóa chỉ thị của plugin
- The SEO Framework: di chuyển metabox sang một bên
- WooCommerce: loại bỏ thông báo “Connect your store”
- WooCommerce: loại bỏ tất cả thông báo
- WooCommerce: loại bỏ cart fragment script
- WooCommerce: loại bỏ bảng quản trị của SkyVerge (nếu bạn có cài các plugin của SkyVerge)
Các tùy chọn của bên thứ ba sẽ chỉ được hiển thị khi plugin tương ứng được cài đặt và kích hoạt.
Tinh giản WordPress với plugin Unbloater
1. Đầu tiên, như thường lệ, các bạn cần phải cài đặt và kích hoạt plugin Unbloater (Download).

2. Truy cập Settings => Unbloater. Tại đây, các bạn sẽ thấy một số tùy chọn như sau:

Danh sách các tính năng đã được liệt kê ở phần đầu của bài viết nên tôi sẽ không đề cập lại nữa. Các bạn chỉ cần click chọn những tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng là được.
Sau khi thiết lập xong, click vào nút Save Changes để lưu lại. Xóa cache website (nếu có) và kiểm tra kết quả. Thật đơn giản phải không nào? Chúc các bạn thành công!
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)