Nguyên nhân tăng huyết áp? Cách điều trị bệnh huyết áp cao
Tăng huyết áp là bệnh lí khá nguy hiểm. Nguyên nhân tăng huyết áp là gì? Cách điều trị huyết áp cao như thế nào? Hãy cùng Lamweb2s tìm hiểu nhé,
Theo thống kê tại Việt Nam, cứ 5 người là sẽ có 1 người mắc bệnh huyết áp cao. Con số này đang tăng lên từng ngày và ở mức báo động đỏ. Bệnh huyết áp cao khá nguy hiểm và cũng chính là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở người bệnh. Vậy nguyên nhân tăng huyết áp là gì? Hãy cùng Lamweb2s tìm hiểu và đưa ra một số cách điều trị bệnh hiệu quả nhé!
Huyết áp cao là gì?
Huyết áp là một lượng áp lực máu cần thiết để tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tại ra do sự co bóp của tim và sức cản của thành động mạch.
Huyết áp sẽ có xu hướng hạ xuống thấp nhất vào 1-3 giờ sáng và cao nhất lúc 8-10 giờ sáng. Khi cơ thể làm việc quá sức thì huyết áp cũng sẽ tăng, ngược lại khi nghỉ ngơi thì huyết áp sẽ giảm.

Huyết áp cao là một bệnh lí mãn tính xảy ra do áp lực máu tác động vào thành động mạch đột ngột tăng cao, gây áp lực cho tim mạch. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim,…
Khi huyết áp luôn ở mức 140/90 mmHg thì đây được xem là tình trạng huyết áp cao. Lúc này người bệnh cần phải có những biện pháp hoặc cách điều trị để kiểm soát huyết áp.
Nguyên nhân tăng huyết áp/huyết áp cao
Tăng huyết áp (huyết áp cao) là một bệnh không thể xem thường. Hiện này bệnh được chia thành hai loại là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát. Sau đây là các nguyên nhân dẫn đến hai loại tăng huyết áp này:
Tăng huyết áp nguyên phát
Tăng huyết áp nguyên phát là quá trình bơm máu tăng lên đột ngột gây áp lực cho tim. Đây là loại khá phổ biến với những người mắc bệnh huyết áp.
Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
- Di truyền: trẻ em cũng có thể mắc các bệnh về huyết áp. Và một trong những yếu tố gây bệnh chính là yếu tố di truyền và tiền sử gia đình.
- Tuổi già: mạch máu sẽ mất dần độ đàn hồi khi tuổi cao, dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp nguyên phát.
- Tiêu thụ quá nhiều muối: khi sử dụng quá nhiều muối, muối sẽ làm tăng tình trạng giữ nước và dẫn đến tăng huyết áp.
- Bệnh đái tháo đường và béo phì: hai căn bệnh này là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp nguyên phát dễ gặp nhất.
Tăng huyết áp thứ phát
Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng mà bác sĩ xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp. Một số nguyên nhân của tăng huyết áp thứ phát như:
- Các bệnh lí về thận: sỏi thận, hẹp động mạch thận, viêm cầu thận cấp và mạn tính,…
- Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc tránh thai, cam thảo, thuốc chống trầm cảm,…
- Nhiễm độc thai nghén: tăng huyết áp thai kì, tiền sản giật,…
- Các bệnh về nội tiết: cường giáp, cushing, u tủy thượng thận,…
- Chứng ngưng thở khi ngủ.
- Lối sống không lành mạnh. Sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá,…

Triệu chứng huyết áp cao
Đối với bệnh huyết áp cao, rất ít khi xảy ra các triệu chứng đặc biệt để người bệnh có thể nhận biết được. Nhưng lại gây ra các biến chứng cực kì nghiêm trọng cho người bệnh.
Các triệu chứng thường gặp của người bệnh huyết áp cao có thể chú ý như: nhức đầu, hồi hộp, khó thở, đau ngực, vã mồ hôi, tim đập nhanh,…
Khi gặp phải những triệu chứng này, mọi người thường hay nghĩ đó là bình thường. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cẩn trọng hơn với căn bệnh tăng huyết áp. Hãy đến bác sĩ khám khi xuất hiện các triệu chứng này để kịp thời chữa trị và không để lại các biến chứng sau này nhé!

Hậu quả của tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp rất khó phát hiện và để lại rất nhiều biến chứng sau này:
- Những cơn đau thắt ngực kéo dài, xuất huyết não, suy thận, tăng áp động mạch võng mạc,… là hậu quả dễ thấy ở bệnh tăng huyết áp.
- Tăng huyết áp gây xơ vữa động mạch. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…
- Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ cao. Ngoài ra còn làm tổn thương thận và mắt nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa.
- Ảnh hưởng đến thai kì: đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh huyết áp, lưu lượng máu đến nhau thai sẽ giảm, làm giảm nồng độ oxy và chất dinh dưỡng cho nhau thai phát triển. Từ đó, gây ra sự tăng trưởng chậm ở thai nhi. Nguy hiểm hơn, sẽ gây ra chứng tiền sản giật gây đột quỵ ở mẹ.
- Gây bệnh động mạch ngoại biên: huyết áp cao liên tục sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu ở tứ chi. Điều này sẽ làm thu hẹp và cứng các mạch máu ở chân gây ra hiện tượng chuột rút.

Cách điều trị bệnh huyết áp cao
Điều trị bệnh huyết áp cao thực chất là duy trì huyết áp ở mức ổn định cho phép của bệnh nhân (thông thường là dưới 140/90mmHg).
Sau đây là một vài cách điều trị bệnh huyết áp cao hiệu quả:
- Tạo một lối sống lành mạnh: điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lí, hạn chế dùng quá nhiều muối trong một ngày.
- Tập thể dục hàng ngày và vừa sức. Cố gắng duy trì cân nặng phù hợp với bản thân, giảm cân theo hướng dẫn. Ngưng sử dụng rượu bia, thuốc lá.
- Kiểm soát tốt các bệnh liên quan như suy thận, máu nhiễm gan, máu nhiễm mỡ,…
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh huyết áp cao theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
- Thường xuyên theo dõi huyết áp của bản thân để kịp thời kiểm soát bằng việc sử dụng máy đo huyết áp.
- Trong trường hợp huyết áp cao cần cấp cứu thì phải chữa trị ngay lập tức tại phòng chăm sóc đặc biệt hoặc phòng cấp cứu. Cần phải thở oxy và thuộc hạ huyết áp khẩn cấp.
- Điều quan trọng nhất, bệnh nhân cần thực sự phối hợp với bác sĩ, tuần thủ theo hoàn toàn các chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân cần nghiêm túc chữa trị bệnh thì mới có thể ổn định được huyết áp của bản thân.

Một số câu hỏi thường gặp về tăng huyết áp
Huyết áp cao uống gì?
Để có thể kiểm soát tạm thời bệnh huyết áp cao. Ngoài việc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng có thể uống bổ sung một vài loại nước sau đây:
- Nước chè xanh: loại nước này chứa chất flavonoids giúp hạ huyết áp hiệu quả. Giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các bệnh liên quan đến tim mạch.
- Nước lọc: loại nước vừa dễ tìm, rẻ và hiệu quả này giúp khả năng lưu thông máu trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn, duy trì ổn định huyết áp.
- Sữa không đường: chứa nhiều canxi và kali có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.
- Nước ép củ dền: củ dền chứa nhiều loại vitamin cũng như các chất dinh dưỡng lành mạnh thúc đẩy chức năng máu tối ưu. Điều này giúp kiểm soát huyết áp vô cùng tốt.
- Nước ép lựu: trong lựu có các hoạt chất gây ức chế men chuyển, là một lựa chọn tương đối tốt cho việc điều trị tăng huyết áp.
- Nước ép nam việt quất: đặc trưng của quả nam việt quất là kháng viêm và chống oxy hóa. Hai đặc tính này góp phần không nhỏ vào việc hạn chế và ngăn ngừa tổn thương mạch máu bên trong. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp.

Bệnh cao huyết áp nên ăn gì?
Chế độ ăn lành mạnh và dinh dưỡng cũng mang một phần quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp ổn định.
Người bệnh cao huyết áp nên ăn các thực phẩm sau:
- Các loại rau có màu xanh: bông cải xanh, rau muống, cần tây, rau diếp cá,… Đây là những loại rau giàu chất kali, tốt cho người bị huyết áp cao.
- Những loại quả mọng: các quả như mâm xôi, dâu tây, việt quất,… chứa một lượng chất tự nhiên flavonoids có thể ngăn ngừa huyết áp cao và hạ huyết áp.
- Khoai tây: trong khoai tây có hai thành phần quan trọng là kali và magie giúp hạ huyết áp.
- Củ dền: thành phần nitrat có trong củ dền giúp cải thiện đáng kể bệnh tăng huyết áp.
- Cháo bột yến mạch: đây là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ít hàm lượng chất béo và natri, hoàn toàn thích hợp cho người bệnh cao huyết áp.
- Chuối: đây là loại trái cây giàu kali tự nhiên rất thích hợp cho người mắc bệnh cao huyết áp.

Huyết áp cao nên làm gì?
Khi huyết áp tăng cao, người bệnh cần chú ý và làm theo những cách sau đâu:
- Thả lỏng cơ thể, nghỉ ngơi tại chỗ và hít thở sâu.
- Dùng máy đo huyết áp để xác định chỉ số huyết áp. Nếu huyết áp tăng quá cao cần sử dụng thuốc viên hạ huyết áp.
- Không nên hoạt động quá sức, nói quá nhiều sẽ khiến cho các cơ quan khác chịu ảnh hưởng.
- Cần giữ tâm lí ổn định, hạn chế xúc động quá mức.
- Trong trường hợp nặng, cần đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị.

Tăng xông là gì?
Tăng xông là một tên gọi khác của bệnh tăng huyết áp. Đây đều là quá trình huyết áp của con người tăng nhanh một cách đột ngột. Tăng xông sẽ làm tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể như tim, mắt, thận và có thể dẫn đến tử vong.
Tăng xông xuất hiện khi các mạch bị hẹp lại. Qua nhiều năm áp lực máu lên thành động mạch càng tăng thì sẽ nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Cách trị huyết áp cao tại nhà
Bên cạnh việc uống thuốc do bác sĩ kê đơn, người bệnh vẫn có thể kiểm soát huyết áp của mình bằng những cách trị đơn giản tại nhà nhưng hiệu quả sau đây:
- Tập thể dục thường xuyên: rèn luyện thể chất thường xuyên giúp cải tạo sức khỏe của tim, đồng thời giúp tim bơm máu hiệu quả hơn. Điều này làm giảm áp lực máu tác động lên thành động mạch.
- Hạn chế hấp thụ muối: trong muối có hàm lượng natri khá cao. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ và các bệnh lí về tim mạch.
- Hạn chế sử dụng các thức uống có cồn: thức uống có cồn gây nguy cơ tăng huyết áp nếu cơ thể tích lũy một lượng cồn lớn.
- Tập thói quen quản lí căng thẳng: khi áp lực tinh thần kéo dài, bạn sẽ ở trong tình trạng căng thẳng. Điều này sẽ khiến tim đập mạnh hơn gây thu hẹp ở các mao mạch. Đây chính là lí do trực tiếp khiến huyết áp tăng nhanh.
- Ăn chocolate đen hoặc cacao: hai thực phẩm này rất tốt cho tim mạch. Hàm lượng flavonoids có trong chocolate và cacao giúp mao mạch giãn nở, cải thiện sức khỏe cho tim.
- Kiểm soát lượng cân nặng lí tưởng: nếu bạn thừa cân, hãy giảm cân một cách lành mạnh như tập thể dục hoặc sử dụng chế độ ăn kiêng. Giảm cân giúp các mao mạch giãn nở và co bóp tốt hơn.
- Tập bài thiền và thở sâu: hai bài tập này giúp cơ thể thư giãn, kiểm soát căng thẳng. Từ đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp hiệu quả hơn.
- Ăn các thực phẩm giàu canxi, magie: các thực phẩm như vậy sẽ giúp các mạch máu thư giãn. Hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị tăng huyết áp.

Bệnh nhân huyết áp cao cần lưu ý gì?
Bệnh nhân huyết áp cao cần lưu ý những điều sau đây:
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: phải tuân thủ việc uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý ngưng thuốc hoặc tăng giảm lượng thuốc uống hàng ngày. Điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: nên ăn nhạt và hạn chế sử dụng quá nhiều muối. Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước lọc. Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng kali và canxi.
- Giữ ấm cơ thể: người bệnh luôn cần phải giữ ấm cơ thể. Tránh để thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
- Đo và kiểm tra huyết áp thường xuyên: sử dụng máy đo huyết áp cá nhân để biết được huyết áp của mình đang ở mức bao nhiêu. Nhờ đó, mà có thể kiểm soát được huyết áp của mình.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh tăng huyết áp. Nguyên nhân tăng huyết áp và cách điều trị bệnh? Hy vọng bạn đã biết được thêm nhiều thông tin về bệnh tăng huyết áp. Hãy theo dõi Lamweb2s hằng ngày để biết được thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.