Hôi miệng là một bệnh lý về miệng rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng hôi miệng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý khi giao tiếp và trong công việc của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây hôi miệng? Cách trị chứng hôi miệng như thế nào? Cùng theo dõi bài viết của Lamweb2s để có câu trả lời!
Hôi miệng là một bệnh lý liên quan đến răng miệng, còn được gọi là chứng hơi thở có mùi khó chịu được phát hiện khi một người thở ra.
Hôi miệng do các loại vi khuẩn hình thành trong miệng gây nên khi các mảng bám vào cao răng không được làm sạch sau khi ăn. Trong miệng của mỗi người có rất nhiều loại vi khuẩn.
Vi khuẩn và các mùi được sản sinh là do sự phân huỷ của protein thành các axit amin. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng hôi miệng.
Biểu hiện rõ nhất của hôi miệng chính là hơi thở luôn kèm theo mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng đến việc giao tiếp hằng ngày. Chứng hôi miệng có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng với mọi độ tuổi khác nhau.
Các nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp là:
Các vi khuẩn có trong răng miệng khiến cho hợp chất sulphur dễ bay hơi. Những vi khuẩn này thường định vị ở vùng ứ đọng của miệng như các túi nha chu, bề mặt lưỡi hay vùng kẽ giữa các răng, trong răng sâu gây nên tình trạng hôi miệng.
Khi ăn uống các loại thực phẩm có chứa chất làm khô miệng như rượu, thuốc lá, thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao sẽ gây ra chứng hôi miệng. Hành, tỏi cũng là các loại thực phẩm gây nên tình trạng hôi miệng.
Hơi thở có mùi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy cũng có liên quan đến việc giảm sản xuất và tiết nước bọt. Từ đó làm khô miệng tạm thời và gây hôi miệng.
Hôi miệng cũng có thể xuất phát từ miệng:
Bị hôi miệng thường xuyên có thể là do các nguyên nhân bên ngoài miệng như:
Dấu hiệu/triệu chứng hôi miệng:
Đây là những triệu chứng nhận biết sớm nhất của bệnh hôi miệng. Vì vậy, khi xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, nên thăm khám bác sĩ kiểm tra để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Có thể sử dụng những cách trị hôi miệng tại nhà sau đây:
Cách trị hôi miệng từ bên trong sẽ giúp cải thiện chứng hôi miệng.
Một số mẹo vặt chữa hôi miệng mà bạn có thể thử:
Hôi miệng chỉ xuất hiện tạm thời sẽ không gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bị hôi miệng lâu năm mà không giảm, đó có thể là triệu chứng bệnh cảnh báo cơ thể đang gặp phải vấn đề sức khỏe.
Sỏi amidan
Amidan phình to ở hai bên họng sẽ cản trở hoạt động nuốt thức ăn, đôi khi mảnh vụn thức ăn bị vướng lại. Lâu dần tích tụ lại sẽ trở thành sỏi amidan, khiến hơi thở có mùi khó chịu.
Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị viêm amidan mãn tính hoặc viêm amidan tái phát nhiều lần. Ngoài hôi miệng, người bị sỏi amidan còn gặp phải các triệu chứng như đau đầu, mất giọng, đau tai.
Hôi miệng do bệnh lý dạ dày, ruột
Với những bệnh lý gây ra hiện tượng ợ hơi, ợ chua đều khiến hơi thở có mùi khó chịu. Đó là mùi của thực phẩm hay mùi chua lên men.
Người bị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh đại tràng hay gặp phải các vấn đề tắc ruột, táo bón có hơi thở đều có chung dấu hiệu đặc trưng là ợ hơi, ợ nóng. Từ đó làm hơi thở có mùi nồng hơn bình thường.
Nếu gặp phải các triệu chứng khác như đau bụng âm ỉ hoặc đau dữ dội, đau đột ngột từng cơn; các cơn đau xuất hiện ngay sau khi vừa ăn xong hay khi đói bụng hãy đến các cơ sở để thăm khám và chẩn đoán. Đây là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh dạ dày.
Bệnh đái tháo đường
Người bị bệnh đái tháo đường do thiếu hàm lượng insulin cần thiết để hấp thụ đường từ thức ăn. Thiếu insulin khiến cơ thể bệnh nhân đốt cháy chất béo và tạo ra ketone, dẫn đến hơi thở có mùi.
Đặc biệt sẽ rất nguy hiểm với người bị đái tháo đường đột nhiên hơi thở có mùi khó chịu. Vì đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh suy thận mãn tính.
Nhìn chung, hôi miệng là bệnh lý thường gặp và khiến cho người bệnh kém tự tin trong giao tiếp và làm việc. Tuy nhiên, nếu chứng hôi miệng diễn ra thường xuyên và không có thuyên giảm, đó có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý. Cần thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Khám hôi miệng ở đâu là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Vậy nếu có dự định khám hôi miệng thì bạn nên lưu ý các vấn đề sau đây:
Chi phí trị hôi miệng tùy thuộc vào dịch vụ bạn lựa chọn. Tuy nhiên, chi phí này không đắt. Đối với nhiều người, mức chi phí này nằm trong khả năng có thể chi trả.
Tiền khám chữa trị ban đầu khoảng 20.000 – 50.000 đồng đối với khám thường và 100.000 – 150.000 đồng đối với khám dịch vụ. Sau khi khám, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán để xác định nguyên nhân bệnh với mức phí khác nhau. Nhìn chung, tổng chi phí trị hôi miệng khoảng từ 500.000 – 5.000.000 đồng.
Chúng ta đã biết được nguyên nhân gây hôi miệng là gì. Hôi miệng là chứng bệnh không gây nguy hiểm nhưng sẽ khiến chúng ta mất đi tự tin. Nếu chẳng may bị hôi miệng, bạn đọc có thể tham khảo các cách làm mà Lamweb2s đề cập để chữa trị nhé!