Các nguyên nhân có thể gây ra lỗi máy chủ phản hồi chậm khi kiểm tra với Google PageSpeed Insights và cách khắc phục.
Bạn kiểm tra tốc độ website với Google PageSpeed Insights và nhận được yêu cầu giảm thời gian phản hồi của máy chủ (reduce server respond time)? Nguyên nhân đầu tiên mà bạn thường nghĩ đến là gì? Do host có chất lượng quá kém? Do khoảng cách từ host đến vị trí đặt máy chủ của Google PageSpeed quá xa? Do kết nối mạng internet có tốc độ quá chậm? Do mã nguồn website chưa được tối ưu? Do dữ liệu tĩnh của website chưa được cache? Trên thực tế, tất cả trong số chúng đều có thể là nguyên nhân.
Tham khảo thêm:
Thời gian phản hồi của máy chủ (server respond time) hiểu một cách đơn giản là khoảng thời gian kể từ lúc trình duyệt web gửi truy vấn HTTP tới máy chủ cho đến khi nó nhận lại được những byte dữ liệu đầu tiên.
Thời gian phản hồi của máy chủ còn được biết đến với cái tên “Time To First Byte” (TTFB).
Một máy chủ có thời gian phản hồi cao hơn 200ms (0.2 giây) sẽ bị Google PageSpeed Insights và một số công cụ kiểm tra tốc độ website khác đánh giá là máy chủ phản hồi chậm.
Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra lỗi này. Trong đó, phổ biến nhất là:
Đây có thể xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra lỗi máy chủ phản hồi chậm. Một máy chủ host có cấu hình quá thấp, nhồi nhét quá nhiều website, không được tối ưu đúng cách, sử dụng các công nghệ lạc hậu… đều có thể dẫn đến tình trạng quá tải => chậm chạp. Mức độ quá tải được thể hiện thông qua chỉ số server load mà các bạn có thể theo dõi trong cPanel/ WHM. Server load càng cao thì server sẽ càng chậm.
Mà host chậm thì tất nhiên là website chạy trên đó cũng không tránh khỏi kết cục tương tự.
Tham khảo thêm:
Khoảng cách từ máy chủ web đến máy chủ test quá xa là lý do thường được các nhà cung cấp hosting tại Việt Nam đưa ra để “giải thích” cho lỗi máy chủ phản hồi chậm. Trên thực tế, điều này có thể đúng, đặc biệt là khi kết nối internet từ Việt Nam đi quốc tế thường xuyên gặp vấn đề. Tuy nhiên, các nhà cung cấp cũng không thể thoái thác trách nhiệm nếu để đường truyền quốc tế của họ quá chậm. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến việc cài đặt/ cập nhật WordPress, themes, plugins… cũng như khả năng thu thập dữ liệu của các công cụ tìm kiếm.
Giải pháp: sử dụng thêm dịch vụ CDN (nhưng tránh CloudFlare ra, nguyên nhân sẽ được giải thích ở mục số 5).
Việc các dữ liệu tĩnh trên website (HTML, CSS, JS, hình ảnh, web fonts…) chưa được tối ưu đúng cách cũng là nguyên nhân khiến cho máy chủ phản hồi chậm. Mã nguồn cồng kềnh => máy chủ phải xử lý nhiều tác vụ => quá tải => load chậm. Page-size quá lớn => nghẽn đường truyền, đặc biệt là khi lượng khách truy cập đông => load chậm. Do đó, việc loại bỏ các thành phần không cần thiết, nén và tối dữ liệu tĩnh là một trong những việc vô cùng quan trọng mà bạn cần phải làm nếu muốn cải thiện tốc độ load web.
Cache hay bộ nhớ đệm là một trong những giải pháp tốt nhất giúp tăng tốc độ phản hồi cho máy chủ web. Sau lần truy vấn đầu tiên, website sẽ tạo các bản cache HTML và lưu trữ sẵn trên server. Trong các lần truy vấn tiếp theo với yêu cầu tương tự, bản cache HTML đó sẽ được trực tiếp gửi tới trình duyệt của người dùng thay vì server phải lặp lại chu trình cũ. Điều này sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và giảm tải cho server => phản hồi nhanh hơn.
Vì vậy website chưa được kích hoạt tính năng tạo cache là một trong những nguyên nhân khiến máy chủ phản hồi chậm.
Tham khảo thêm:
Có thể bạn sẽ cảm thấy bất ngờ với nguyên nhân này nhưng nó là sự thật. Ngoài khả năng tăng tốc độ load web với các tính năng mà chúng tôi đã liệt kê trong bài viết “Có nên sử dụng dịch vụ CloudFlare cho website hay không?“, CloudFlare cũng làm chậm TTFB của web. Theo giải thích của CloudFlare thì đây là cơ chế riêng của họ. Mặc dù TTFB cao hơn nhưng thời gian hoàn thành việc load web lại nhanh hơn. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về vấn đề này, vui lòng tham khảo tại đây. WP Căn bản cũng đang chạy trên CloudFlare. Đó là lý do tại sao bạn sẽ thấy blog của chúng tôi cũng bị Google PageSpeed Insights báo lỗi máy chủ phản hồi chậm.
Giải pháp: cách duy nhất để khắc phục lỗi này là tắt CloudFlare đi, nhưng nó có thể khiến cho website của bạn load chậm hơn.
Website của bạn có đang gặp lỗi máy chủ phản hồi chậm không? Theo bạn, còn những nguyên nhân nào chưa được liệt kê ở trên có thể gây ra lỗi máy chủ phản hồi chậm? Hãy chia sẻ với chúng tôi quan điểm và ý kiến của bạn trong khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)