Hướng dẫn gỡ bỏ AMP khỏi blog/ website WordPress

Không thể phủ nhận được rằng AMP Project của Google là một trong những bước tiến mới giúp các blog/ website hiển thị nội dung nhanh hơn khi người dùng click vào kết quả tìm kiếm. Nền tảng WordPress cũng đã có sẵn những plugin giúp bạn tích hợp giao diện này vào blog/ website một cách dễ dàng. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng, tôi và nhiều người khác nhận ra rằng: AMP không những không giúp ích gì trong việc cải thiện thứ hạng tìm kiếm mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động.

Hướng dẫn gỡ bỏ AMP khỏi blog/ website WordPress mà không ảnh hưởng đến SEO.

go-bo-amp-khoi-blog-website-wordpress

Không thể phủ nhận được rằng AMP Project (Accelerated Mobile Pages hay trang dành cho thiết bị di động được tăng tốc) của Google là một trong những bước tiến mới giúp các blog/ website hiển thị nội dung nhanh hơn khi người dùng click vào kết quả tìm kiếm. Nền tảng WordPress cũng đã có sẵn những plugin giúp bạn tích hợp giao diện này vào blog/ website một cách dễ dàng. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng, tôi và nhiều người khác nhận ra rằng: AMP không những không giúp ích gì trong việc cải thiện thứ hạng tìm kiếm mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động.

Tham khảo thêm:

Tại sao bạn nên gỡ bỏ AMP?

Trên thực tế, các trang AMP thường có giao diện rất đơn giản. Chúng có thể mang lại tốc độ load nhanh hơn, tuy nhiên lại thiếu thốn quá nhiều tính năng quan trọng. Giao diện AMP chỉ thực sự phù hợp với những trang tạp chí, báo điện tử. Còn nếu blog/ website của bạn là trang chia sẻ thủ thuật (cần hiển thị nhiều loại code khác nhau) hay shop bán hàng online thì AMP là thứ không cần thiết. Nó làm cho giao diện website trở nên thiếu chuyên nghiệp và ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng.

amp-khong-anh-huong-toi-thu-hang-tim-kiem

AMP không phải là một yếu tố trong xếp hạng tìm kiếm. Miễn là blog/ website của bạn hỗ trợ thiết bị di động tốt (responsive hoặc có giao diện mobile riêng), load đủ nhanh, bạn có thể xem xét gỡ bỏ AMP bất cứ lúc nào. Chúng tôi cũng đã hoàn thành việc gỡ bỏ AMP khỏi blog WPn bản và ngay sau đây là hướng dẫn chi tiết nếu bạn cũng muốn làm điều đó.

Gỡ bỏ AMP khỏi website WordPress mà không gây lỗi 404

Có 2 cách khác nhau để làm điều này. Tùy thuộc vào việc web server của bạn có hỗ trợ file .htaccess hay không mà lựa chọn cho phù hợp.

Sử dụng file .htaccess

1. Chèn đoạn code sau đây vào đầu file .htaccess trong thư mục cài đặt WordPress của bạn:

Tác dụng của code là redirect (301) từ link AMP về link gốc của bài viết, trang, chuyên mục, thẻ…

2. Nếu bạn tạo cả giao diện AMP cho trang chủ (ví dụ https://lamweb2s.com/amp), hãy dùng plugin có tính năng redirect 301 (chẳng hạn như Yoast SEO Premium) để redirect từ link AMP về link gốc:

redirect-link-amp-ve-link-goc-non-amp

Các bạn cũng có thể redirect bằng code sau trong file .htaccess:

Thay https://yourdomain.com bằng link trang chủ của bạn.

Sử dụng plugin Redirection

1. Cài đặt và kích hoạt plugin Redirection.

cai-dat-va-kich-hoat-plugin-redirection

2. Truy cập Tools => Redirection => Add new redirection với nội dung như sau:

redirect-amp-url-ve-non-amp-url-bang-plugin-redirection

Trong đó:

  • Source URL/(.*)\/amp
  • Target URLhttps://yourdomain.com/$1

Nhớ thay https://yourdomain.com bằng tên miền của bạn. Tick vào mục Regex rồi click vào nút Add Redirect.

Sử dụng Yoast SEO Premium

Nếu bạn đang sử dụng plugin Yoast SEO Premium trên website của mình thì việc redirect bằng file .htaccess hay cài thêm plugin Redirection là điều không cần thiết. Tất cả những gì bạn cần làm là truy cập SEO => Redirects => Regex Redirects và thiết lập một lệnh redirect tương tự như đối với plugin Redirection.

redirect-amp-ve-non-amp-voi-yoast-seo-premium

Nhớ thay https://yourdomain.com bằng tên miền của bạn.

Kiểm tra kết quả

Thử truy cập vào 1 link AMP bất kỳ trên blog/ website của bạn xem nó đã tự động redirect về link gốc (non-AMP) hay chưa? Cuối cùng, vô hiệu hóa và gỡ bỏ plugin tạo giao diện AMP khỏi website của bạn. Nhớ xóa cache web nếu bạn đang cài plugin tạo cache.

Nếu bạn thao tác chính xác, bạn sẽ thấy số lượng trang AMP được index trong Google Search Console giảm dần theo thời gian (chờ vài ngày mới bắt đầu thấy kết quả). Chúc các bạn thành công!

Bạn có đang sử dụng giao diện AMP trên blog/ website của mình? Bạn đánh giá thế nào về ảnh hưởng của giao diện AMP tới thứ hạng tìm kiếm và trải nghiệm người dùng? Hãy chia sẻ với chúng tôi quan điểm và ý kiến của bạn trong khung bình luận bên dưới.

Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)


Bài liên quan