Hướng dẫn cải thiện điểm Google PageSpeed Insights cho website WordPress một cách đơn giản.
Nếu bạn là một tín đồ nghiện test điểm Google PageSpeed và đã làm trăm cách khác nhau nhưng vẫn không thể nào cải thiện được điểm Google PageSpeed Insights cho website của mình thì bài viết này là dành cho bạn. Với sự trợ giúp của một plugin có tên là WP Meteor, mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bên cạnh cải thiện điểm Google PageSpeed, các bạn cũng đừng quên cân bằng với trải nghiệm của người dùng nhé. Tốc độ load web dù sao cũng chỉ là một trong hàng chục, thậm chí hàng trăm yếu tố của xếp hạng tìm kiếm mà thôi.
Tham khảo thêm:
Các script (JS) là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ load web trên thực tế cũng như điểm test Google PageSpeed. WP Meteor hoạt động với một nguyên lý rất đơn giản: trì hoãn (delay) toàn bộ các script (JS) có trên website WordPress của bạn, khiến chúng không bị Google PageSpeed “sờ tới” trong quá trình test tốc độ. Đây có thể xem là một “chiêu trò” để “qua mặt” các công cụ test tốc độ.
WP Meteor tương thích tốt với một số plugin hỗ trợ tối tốc độ load khác như:
Tuy nhiên, nó không tương thích với:
Ngoài ra, nó cũng không tương thích với Elementor Offcanvas addon. Nếu đang sử dụng 1 trong số 3 plugin kể trên, bạn chắc chắn không nên cài đặt WP Meteor.
1. Đầu tiên, các bạn phải cài đặt và kích hoạt plugin WP Meteor Page Speed Optimization Topping (download).
2. Truy cập Settings => WP Meteor => Settings và lựa chọn mức thiết lập phù hợp với nhu cầu của bạn.
Trong đó:
Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu thử từ mức 1 sau đó đến mức 2 và so sánh kết quả. Mức ∞ sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới trải nghiệm người dùng cũng như hoạt động của website (không thống kê truy cập cho đến khi người dùng tương tác), trong khi thường không mang lại hiểu quả tốt hơn các mức 1 và 2, do đó không được khuyên dùng.
Click vào nút Save Changes để lưu lại.
3. Chuyển qua tab Elementor.
Click vào nút Save Changes để lưu lại.
4. Tiến hành xóa cache website (nếu có) và kiểm tra kết quả. Nếu tình trạng lỗi giao diện xảy ra hoặc hiệu quả không được như mong muốn, các bạn chỉ cần vô hiệu hóa rồi xóa plugin đi là được. Thật đơn giản phải không nào? Chúc các bạn thành công!
Bạn đã cài thử plugin WP Meteor bao giờ chưa? Bạn đánh giá như thế nào về hiệu quả của nó đối với website của mình? Hãy chia sẻ với chúng tôi ý kiến của bạn thông qua khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy theo dõi blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)