9 Tính năng của WordPress có thể bạn chưa biết?

WordPress ngày càng thân thiện, tối ưu và dễ sử dụng nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ. Nó đã được bổ sung rất nhiều tính năng hữu ích và hấp dẫn qua các lần cập nhật. Tuy nhiên, không phải bất cứ người dùng nào cũng để ý và nhận ra những tính năng hay thay đổi nhỏ này. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 9 tính năng của WordPress mà có thể bạn chưa biết. Chúng chắc chắn sẽ giúp trải nghiệm của bạn với CMS nổi tiếng này trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều.

9 Tính năng của WordPress có thể bạn chưa biết?

9-tinh-nang-cua-wordpress-co-the-ban-chua-biet

WordPress ngày càng thân thiện, tối ưu và dễ sử dụng nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ. Nó đã được bổ sung rất nhiều tính năng hữu ích và hấp dẫn qua các lần cập nhật. Tuy nhiên, không phải bất cứ người dùng nào cũng để ý và nhận ra những tính năng hay thay đổi nhỏ này. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 9 tính năng của WordPress mà có thể bạn chưa biết. Chúng chắc chắn sẽ giúp trải nghiệm của bạn với CMS nổi tiếng này trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều.

Tham khảo thêm:

Những tính năng của WordPress có thể bạn chưa biết

paste-de-tao-mot-lien-ket-trong-wordpress

Điều này thường bị bỏ qua vì quá ít người biết về nó. Khi ở chế độ trực quan (Visual) trong trình soạn thảo bài viết/trang, các bạn có thể chọn một đoạn văn bản và paste (Ctrl + V) link để biến đoạn văn bản đã chọn thành một textlink thay vì phải click vào nút Insert/ Edit Link như nhiều người vẫn thường làm.

xoa-permalink-cua-bai-viet-de-tao-lai-no

Nếu bạn đổi tên một bài viết trước khi nó được đăng tải, bạn sẽ thường phải chỉnh sửa permalink để chắc chắn nó trùng với tiêu đề bài viết. Để làm điều này, bạn chỉ cần click vào nút Edit (chỉnh sửa) và xoá toàn bộ permalink cũ rồi click vào nút OK. Permalink mới sẽ tự động được tạo ra dựa trên các tiêu đề bài viết mới.

3. Screen Options cho từng người dùng riêng biệt

screen-options-cho-tung-nguoi-dung-rieng-biet

Screen Options (tùy chọn màn hình) là một tính năng có thể bạn đã biết nhưng không biết cách tận dụng. Chúng không chỉ được lưu trong cookie trình duyệt mà còn cả trong cơ sở dữ liệu của WordPress và được lưu trữ theo từng người dùng. Điều này có nghĩa là bạn có thể thiết lập một bố cục hoàn toàn khác nhau cho chính mình và những người dùng khác.

4. Markdown-style shortcuts

markdown-style-shortcuts

Kể từ phiên bản WordPress 4.3, các bạn có thể sử dụng markdown tương tự như syntax để tăng tốc độ soạn thảo văn bản của mình lên rất nhiều. Dấu sao (*) và dấu gạch ngang (-) để tạo danh sách, dấu # để tạo các thẻ tiêu đề…

5. Chia một bài viết thành nhiều trang

Bạn có thể sử dụng thẻ <!–nextpage–> để chia nội dung bài viết thành nhiều trang. WordPress sẽ tự động ẩn tất cả các thẻ của bạn và tạo ra các nút điều hướng phân trang dựa trên chúng.

6. WordPress có một công cụ chỉnh sửa ảnh mạnh mẽ

cong-cu-chinh-sua-anh-trong-wordpress

WordPress có thể thực hiện một số thao tác chỉnh sửa ảnh cơ bản như xoay, cắt và thay đổi kích thước. Tính năng này khá hữu ích nếu bạn cần phải xoay một hình ảnh theo đúng hướng mong muốn. Hãy chọn một hình ảnh và click vào liên kết Edit Image nằm ngay bên dưới thumbnail của nó trong phần ATTACHMENT DETAILS (thông tin chi tiết) và bắt đầu chỉnh sửa theo ý của mình.

7. WordPress có một Filesystem API

Filesystem API đã được tích hợp trong các phiên bản WordPress, kể từ WordPress 2.6 trở đi, để phục vụ tính năng tự động cập nhật. Đây không phải là một trong những hệ thống bạn sẽ sử dụng mỗi ngày, nhưng bạn cần nó để duy trì cho mã nguồn WordPress của mình luôn ở trạng thái cập nhật.

8. Terms hiện tại đã có metadata

Kể từ phiên bản 4.4 của WordPress, taxonomies đã được bổ sung thêm metadata. Thật tuyệt vời!

Điều này bao gồm một bảng wp_termmeta mới hoàn chỉnh với get_term_meta(), update_term_meta() và tất cả các suspects thông thường khác. Các bạn có thể tìm hiểu về nó trong bài viết này.

9. Nhúng nội dung của bên thứ 3 bằng cách paste liên kết

nhung-noi-dung-cua-ben-thu-3-bang-cach-paste-lien-ket

WordPress sử dụng oEmbed để cho phép bạn nhúng Tweets, video Vimeo, video Youtube, SoundCloud và tất cả những thứ thú vị khác vào trong nội dung bài viết bằng cách copy và paste đường link.

Kể từ khi phiên bản 4.4 được phát hành, WordPress đã trở thành một nhà cung cấp oEmbed. Do đó, miễn là đang sử dụng từ phiên bản 4.4 trở lên, bạn có thể nhúng nội dung từ các blog/ website WordPress khác vào bài viết của mình theo cách này.

Theo bạn, trong số các tính năng của WordPress mà tôi vừa đề cập ở trên, tính năng nào là thú vị và hữu dụng nhất. Hãy chia sẻ với chúng tôi quan điểm và ý kiến của bạn trong khung bình luận bên dưới.

Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)


Bài liên quan